Showing posts with label TIN TỨC 24h. Show all posts
Showing posts with label TIN TỨC 24h. Show all posts

Phá đường dây cá độ bóng đá hơn 850 tỷ đồng

 Đối tượng Trần Anh Tài (SN 1992, trú huyện Kim Thành, Hải Dương) mua tài khoản tổng rồi chia nhỏ, giao "đàn em" tổ chức đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá.

Ngày 11/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Anh Tài (SN 1992, trú thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành) về tội “Tổ chức đánh bạc”. Tài là kẻ cầm đầu đường dây tổ chức cá độ bóng đá qua mạng Internet với quy mô giao dịch hơn 850 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương cũng khởi tố các bị can Phạm Huy Du (SN 1988) tội “Tổ chức đánh bạc”, “Đánh bạc”; các bị can Nguyễn Viết Khư (SN 1988), Bùi Duy Hải (SN 1980) và Hoàng Văn Hoài (SN 1988) về tội “Đánh bạc”.

Bước đầu, Cơ quan CSĐT xác định Tài cầm đầu nhóm đối tượng tổ chức cho nhiều đối tượng tham gia đường dây đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá, thông qua trang web bong88.com. Trang web này có máy chủ đặt ở nước ngoài, sử dụng phần mềm quản trị điều hành đánh bạc trực tuyến.

De nghi dieu tra 5 goi thau mua sam do CDC Can Tho chi dinh thau anh 1

Các bị can trong vụ án tại cơ quan điều tra.

Theo đó, trang web được các đối tượng chia làm 4 cấp, gồm: Super master (siêu tổng), Master (tổng), Agent (đại lý) và Member (thành viên).

Tài khoản cấp trên có thể tạo lập tài khoản, cấp điểm cho các tài khoản cấp dưới để người đánh bạc có thể cá cược. Kết quả thắng thua sau đó sẽ quy thành tiền để thanh toán trực tiếp giữa các đối tượng với con bạc.

Tại cơ quan điều tra, Tài khai cuối năm 2021 hắn lấy 2 tài khoản tổ chức đánh bạc cấp độ Master là K910W, K910N của một đối tượng tên Nam trú tại TP.HCM. Mỗi tài khoản có định mức 200.000 điểm (mỗi điểm tương đương 6.000 đồng).

Tài và Du trực tiếp quản lý sử dụng, quản lý tài khoản Master rồi chia thành hàng chục tài khoản cấp đại lý, thành viên. Sau đó, đưa tài khoản lập mới chia cho Khư, Hải đánh bạc và thống nhất 1 điểm tương đương 40.000-50.000 đồng.

Từ tháng 12/2021 đến 4/2022, đường dây do Tài cầm đầu tổ chức cho nhiều người tham gia cá độ với tổng số tiền giao dịch hơn 853 tỷ đồng.

Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương, tại địa phương những năm gần đây, Tài nổi lên là đối tượng bất hảo với nhiều tiền án, tiền sự, có tính chất manh động, liều lĩnh. Năm 2015-2018, Tài liên tục bị phạt tù về các tội “Tàng trữ sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”, “Cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng”. Tháng 6/2021, Tài bị khởi tố về tội “Đánh bạc” và đang chờ ngày xét xử.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hải Dương đang mở rộng điều tra vụ án.

Share:

CA..TPHCM truy tìm nhóm thanh niên mang mã tấu chém loạn xạ ở quán ốc

 Nhóm thanh niên mang theo nhiều hung khí xông vào quán ốc ở phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức rồi chém loạn xạ gây thương tích cho 2 người.

Ngày 10/6, Công an TP Thủ Đức (TPHCM) đang khẩn trương điều tra, truy xét vụ việc một nhóm thanh niên mang theo hung khí gây náo loạn ở một quán ốc trên đường Hoàng Hữu Nam, phường Long Thạnh Mỹ.

TPHCM truy tìm nhóm thanh niên mang mã tấu chém loạn xạ ở quán ốc ảnh 1

Nhóm thanh niên mang hung khí "đại náo" quán ốc ở TP Thủ Đức. (Ảnh chụp từ video)

Theo thông tin ban đầu, tối ngày 9/6, tại quán ốc kể trên có một nhóm nam nữ thanh niên đang ngồi ăn. Đến khoảng 21h cùng ngày, một nhóm thanh niên khoảng 20 người cầm hung khí gồm mã tấu, dao phóng lợn, bom xăng… đi trên nhiều xe máy bất ngờ xông vào quán khiến nhiều người bỏ chạy tán loạn.

vIDEO : 


Trong lúc hỗn loạn, có 2 người bị nhóm thanh niên này chém gây thương tích và được người dân đưa đi cấp cứu. Nhiều bàn ghế, ly chén của quán cũng bị nhóm thanh niên này đập phá trước khi rời đi. Theo camera của quán ghi lại, trong lúc nhóm người ngồi ăn bỏ chạy, lúc này có 2 cô gái ngồi cùng bàn đứng ôm nhau một cách hoảng sợ.

Nhận được báo, công an TP Thủ Đức đã có mặt khám nghiệm hiện trường, trích xuất camera an ninh để điều tra.

Hiện vụ việc tiếp tục được điều tra, làm rõ.


Share:

Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt khẩn cấp vì liên quan mua sắm kit test của Việt Á

 Ngày 10/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, bắt khẩn cấp ông Trương Quang Việt (SN 1973) - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) liên quan đến việc mua sắm trang thiết bị y tế của Cty Cổ phần công nghệ Việt Á (Cty Việt Á).

Việt Á chuyển hơn 1 tỷ tiền 'hoa hồng' cho CDC Hà Nội

Ngày 10/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại CDC Hà Nội”. Đồng thời bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với ông Trương Quang Việt (SN 1973, Giám đốc CDC Hà Nội) và Kế toán trưởng CDC Hà Nội.

Hành vi phạm tội của ông Việt xảy ra tại thời điểm ông này là Phó giám đốc phụ trách CDC Hà Nội.

Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt khẩn cấp vì liên quan mua sắm kit test của Việt Á ảnh 1

Ông Trương Quang Việt.

Theo kết quả điều tra bước đầu, năm 2020, trong quá trình tổ chức đấu thầu mua sắm kít xét nghiệm COVID-19, các đối tượng được giao thực hiện nhiệm vụ đã có hành vi móc nối, thông đồng với nhân viên thuộc Cty Việt Á để vay hàng, sử dụng trước rồi hợp thức hóa hồ sơ đấu thầu sau hoặc đưa các thông số, kỹ thuật tính năng sản phẩm của kít xét nghiệm COVID-19 do Cty Việt Á sản xuất vào hồ sơ mời thầu.

Sau khi được trúng thầu, Cty Việt Á đã chiết khấu lại % giá trị hàng hóa để cảm ơn các đơn vị. Điều này dẫn đến việc Cty Việt Á là đơn vị duy nhất dự thầu và được trúng thầu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Cơ quan điều tra xác định, tại CDC Hà Nội, khoảng tháng 12/2020, do dịch bệnh bùng phát, kit xét nghiệm COVID-19 khan hiếm, để đảm bảo đủ số lượng kit phục vụ phòng chống dịch, dựa trên quá trình sử dụng thực tế thấy bộ sản phẩm của Cty Việt Á có nhiều ưu điểm, không có việc bàn bạc với Cty Việt Á về việc giúp Cty Việt Á được trúng thầu.

Tuy nhiên, việc đưa các tính năng kỹ thuật của sản phẩm vào hồ sơ mời thầu để đảm bảo chỉ có Cty Việt Á cung ứng được sản phẩm đã vi phạm quy định của pháp luật về đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 9 tỷ đồng.

Sau khi được thanh toán tiền 2 gói thầu, Cty Việt Á đã chuyển lại cho kế toán trưởng của CDC Hà Nội số tiền ngoài hợp đồng hơn 1 tỷ đồng.

Hai bệnh viện có liên quan

Ngoài ra, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội xác định có 2 bệnh viện liên quan đến việc mua sắm kit xét nghiệm của Cty Việt Á là Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Ba Vì.

Trong đó, đã khởi tố 2 bị can là Phó trưởng khoa Dược và Trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa Hà Đông về tội "Vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 4, Điều 222 BLHS.

Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt khẩn cấp vì liên quan mua sắm kit test của Việt Á ảnh 2

Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông (Hà Nội).

Tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, ngoài sai phạm trong hoạt động đấu thầu, Cơ quan CSĐT còn xác định có một số nhóm đối tượng, vì động cơ vụ lợi, lợi dụng việc được giao nhiệm vụ sử dụng kit xét nghiệm COVID-19, các đối tượng thuộc Khoa xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa Ba Vì đã thực hiện việc gộp nhiều mẫu xét nghiệm nhưng vẫn báo cáo xét nghiệm mẫu đơn theo số lượng mẫu, với mục đích để dư kit test COVID-19 và hóa chất tách chiết bán kiếm lời.

Trong khoảng thời gian từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021, các đối tượng đã tiết kiệm được nhiều kit xét nghiệm COVID-19 và bộ tách chiết hóa chất. Sau đó, thông qua nhân viên của Cty Việt Á, các đối tượng đã bán lại cho Cty Việt Á, thu lợi số tiền 290 triệu đồng.

Giám đốc CDC Hà Nội bị bắt khẩn cấp vì liên quan mua sắm kit test của Việt Á ảnh 3

Bệnh viện Đa khoa Ba Vì.

Ngày 4/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can đối với 4 đối tượng gồm Phó Trưởng phòng vật tư, Phó phòng xét nghiệm và 2 kỹ thuật viên thuộc phòng xét nghiệm thuộc bệnh viện đa khoa Ba Vì.

Sau khi Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Ba Vì thanh toán hợp đồng, Cty Việt Á đã chuyển lại cho mỗi đơn vị trên số tiền khoảng 200 triệu đồng cho các cán bộ thuộc bệnh viện trên (tiền trích lại % hợp đồng).

Share:

Họp báo U23 Việt Nam - U23 Malaysia: Thầy Gong không ngán đối thủ tứ kết

(Trực tiếp họp báo U23 Việt Nam - U23 Malaysia) HLV Gong Oh Kyun tiết lộ trong cuộc họp báo sau trận U23 Việt Nam thắng U23 Malaysia 2-0 tối 8/6 rằng đội bóng của mình không e sợ bất cứ đối thủ nào tại vòng tứ kết giải U23 châu Á năm nay.

Cầu thủ xuất sắc nhất trận U23 Việt Nam - U23 Malaysia nói gì?

Tiền vệ Nguyễn Hai Long (U23 Việt Nam), người được ban tổ chức trao giải "Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu" chia sẻ: "Hiện tại, chúng tôi rất vui khi toàn đội đã thắng để vào tứ kết. Chúng tôi sẽ chuẩn bị và tập trung cho trận đấu sắp tới. Thời gian qua, tôi đã gặp khó khăn vì ít được thi đấu. Nhưng hôm nay, tôi đã được ra sân ở đội hình chính của U23 Việt Nam".

"Tôi vẫn phải cố gắng hết khả năng của mình để giành được vị trí đá chính ở những trận tiếp theo. Tôi khá bất ngờ khi được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất. Trận này, nhiều cầu thủ còn xuất sắc hơn tôi. Chúng tôi xin tặng chiến thắng cho người hâm mộ từ xa đã tới đây ủng hộ đội tuyển U23 Việt Nam. Chúng tôi sẽ chiến đấu hết mình ở trận đấu tiếp theo".

Họp báo U23 Việt Nam - U23 Malaysia: Thầy Gong không ngán đối thủ tứ kết - 1

Tiền vệ Nguyễn Hai Long (U23 Việt Nam) tỏ ra rất khiêm tốn sau khi nhận giải "Cầu thủ xuất sắc nhất trận"

PV: Là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu nhưng không ghi bàn, Hai Long nghĩ sao? Hai Long đánh giá thế nào về sự tiến bộ của bóng đá Việt Nam?

Hai Long cho biết: "Hôm nay tôi không ghi bàn, nhưng quan trọng là đội giành chiến thắng và đi tiếp. Đó mới là điều quan trọng nhất. Quá trình tiến bộ thì mọi người đều thấy, tôi không thể đánh giá về điều đó".

PV: Tại sao ông lại chọn trung vệ Bùi Hoàng Việt Anh đá phạt đền?

Thầy Gong cho hay: "Vì Việt Anh là đội trưởng của đội bóng. Khoảnh khắc đó rất quan trọng. Nhiều cầu thủ muốn sút phạt đền. Nhưng ở thời khắc vô cùng quan trọng ấy, tôi đã chọn đội trưởng của U23 Việt Nam".

PV: Làm cách nào để U23 Việt Nam tấn công hiệu quả hơn so với trước giải đấu này?

HLV Gong Oh Kyun đáp: "Thực sự, khả năng tấn công của U23 Việt Nam rất tốt. Tôi chỉ hướng dẫn các cầu thủ của mình. Tôi không có buổi tập đặc biệt nào cả đâu. Chúng tôi đều tập trung vào việc hồi phục thể lực, sau đó sẽ tính tiếp. Tôi có hỏi rằng các cầu thủ của mình muốn gì. Họ đều nói rằng đội bóng muốn hướng tới một trình độ cao hơn. Tôi hiểu điều đó và muốn đưa họ tới những nơi mới".

PV: Ông nghĩ U23 Việt Nam sẽ gặp đối thủ vào ở vòng tứ kết giải Vô địch U23 châu Á năm nay?

HLV Gong Oh Kyun cho biết: "Chạm trán đội bóng nào cũng khó khăn với chúng tôi ở vòng tứ kết. Đối thủ nào cũng tốt và không dễ dàng gì để thắng họ. Chúng tôi sẽ nghỉ ngơi và chuẩn bị cho trận đấu sắp tới".

Họp báo U23 Việt Nam - U23 Malaysia: Thầy Gong không ngán đối thủ tứ kết - 3

HLV Gong Oh Kyun (U23 Việt Nam) không để tâm đến việc "Các chiến binh sao vàng" phải gặp đối thủ nào ở vòng tứ kết giải U23 châu Á năm nay

Theo kết quả bốc thăm phân nhánh, U23 Việt Nam với tư cách đội nhì bảng C sẽ chạm trán đội nhất bảng D tại vòng tứ kết diễn ra vào 23h ngày 12/6 trên sân sân vận động Lokomotiv (Tashkent, Uzbekistan). Hiện ngôi nhất bảng D vẫn đang là sự tranh chấp quyết liệt giữa U23 Saudi Arabia, U23 Nhật Bản và U23 UAE.

PV: Vì sao đội tuyển U23 Việt Nam không ăn mừng sau trận thắng U23 Malaysia?

Thầy Gong đáp: "Chúng tôi chưa vội ăn mừng vì chúng tôi vẫn còn những trận đấu trước mắt".

PV: Vì sao U23 Việt Nam thay hết hàng tiền vệ ở hiệp 2 trận thắng U23 Malaysia?

HLV Gong Oh Kyun chia sẻ: "Tôi đã nghĩ tới trận đấu ở vòng tứ kết. Trước trận, tôi đã có kế hoạch cho trận đấu này về nhân sự. Tôi không có lý do gì đặc biệt cả. Các cầu thủ đều có thể lực và chuyên môn tốt nên tôi đã tiến hành những sự thay đổi".

HLV Gong Oh Kyun chia sẻ gì khi giúp U23 Việt Nam hạ U23 Malaysia để đi tiếp?

Chiến lược gia người Hàn Quốc của U23 Việt Nam nói: "Hôm nay, chúng tôi có chiến thắng đầu tiên và giành vé vào vòng tứ kết giải U23 châu Á năm nay. Tôi rất ấn tượng với màn trình diễn của các cầu thủ. Trước giải, không ai nghĩ chúng tôi làm được nhưng giờ đã làm được. Tôi không làm gì ở đây cả. Công lao là của các cầu thủ. Ban huấn luyện và các bác sĩ đã giúp đỡ đội bóng. Tôi rất cảm kích với họ".

Việt Anh nói gì sút trượt penalty vẫn ghi bàn vào lưới U23 Malaysia?

Trung vệ đội trưởng U23 Việt Nam Bùi Hoàng Việt Anh chia sẻ trong cuộc họp báo sau trận U23 Việt Nam thắng U23 Malaysia: "Bàn thắng có chút may mắn, rất may tôi ghi bàn sau khi pha đá phạt đền bị cản phá. Theo tôi, ngay từ đầu giải U23 Việt Nam đã đặt mục tiêu chiến thắng từng trận một. Đến nay, U23 Việt Nam đã qua vòng bảng, chúng tôi muốn dành tặng chiến thắng này cho tất cả người hâm mộ bóng đá Việt Nam".

Đây là giải đầu đầu tiên HLV Gong Oh Kyun dẫn dắt ĐT U23 Việt Nam. Sau 2 trận đấu đầu tiên, HLV người Hàn Quốc chưa thể có chiến thắng nào nhưng đã để lại ấn tượng đậm nét. Thầy Gong cho thấy vì sao người tiền nhiệm Park Hang Seo lại chọn mình làm người thay thế. 

Nhiệm vụ của U23 Việt Nam trong lượt đấu cuối là giành chiến thắng trước U23 Malaysia. Các cầu thủ áo đỏ đã làm tốt nhiệm vụ với 2 bàn thắng ghi được vào lưới "Hổ Mã Lai".


Share:

Giải Thích LÍ Do Vì sao " cầu thủ Malaysia bị phạt thẻ đỏ ? "

 Vì sao cầu thủ U23 Malaysia bị phạt thẻ đỏ trong trận đấu với U23 Việt Nam?


285145374_603668794445619_6917590322933774510_n.png

Trong lượt trận cuối bảng C, vòng chung kết U23 châu Á, U23 Việt Nam đang có được thế trận hết sức thuận lợi trước U23 Malaysia. Sau khi kết thúc hiệp 1, thầy trò Gong Oh Kyun đã vượt lên dẫn trước với tỷ số 2-0.

Nhâm Mạnh Dũng là tác giả bàn thắng mở tỷ số với kịch bản rất quen thuộc: Bật cao đánh đầu. Tương tự bàn thắng trong trận chung kết SEA Games 31, tiền đạo này nhận quả tạt cực đẹp từ cánh trái và bật cao thực hiện cú đánh đầu dũng mãnh không cho thủ thành đối phương lấy một cơ hội cản phá. Khác chăng, người tạt bóng trong trận chung kết SEA Games là Tuấn Tài, còn trận đấu hôm nay người tạt bóng là Thanh Nhân.

Lợi thế được nhân đôi, thậm chí là nhân ba cho các cầu thủ U23 Việt Nam vào những phút bù giờ. Dụng Quang Nho đột nhập vòng cấm và thực hiện pha ngoặt bóng rất khéo khiến Hairiey Hakim, người đang lao mình thực hiện cú tắc bóng bị trôi. Điều đáng nói, hậu vệ của Malaysia còn để bóng chạm tay.

Sau khi tham khảo VAR, với việc Hakim rõ ràng để bóng chạm tay, với cánh tay làm to cơ thể bất thường, trọng tài chính cho Việt Nam hưởng phạt đền và rút thẻ đỏ với Hairiey Hakim. Trên chấm 11m, Bùi Hoàng Việt Anh mất tới 2 pha dứt điểm nhưng rốt cuộc vẫn có thể đưa bóng vào lưới.

Nhiều ý kiến cho rằng đã thổi phạt đền lại còn rút thẻ đỏ với Malaysia là quá nặng. Liệu chăng có sự thiên vị nào đây với U23 Việt Nam? Xin thưa, đó là luật do Ủy ban Bóng đá Quốc tế (IFAB) đưa ra và Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) áp dụng.

Theo Luật 12 của Luật bóng đá, một trong những hành vi phải nhận thẻ đỏ trực tiếp là "để bóng chạm tay trong tình huống đối phương có cơ hội ghi bàn rõ ràng". Ở tình huống trong trận đấu giữa U23 Việt Nam và U23 Malaysia, Dụng Quang Nho có cơ hội rất rõ ràng để ghi bàn, khi trước mặt chỉ còn khung thành và thủ môn, sau khi thực hiện pha ngoặt bóng loại bỏ Hairiey Hakim. Vì vậy quyết định của trọng tài là hoàn toàn xác đáng.
Share:

Ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long đối diện khung hình phạt nào?

 

Theo luật sư, với tội danh bị khởi tố thì khung hình phạt cao nhất ông Nguyễn Thanh Long có thể phải đối diện là 10 - 15 năm tù, còn ông Chu Ngọc Anh có thể đối mặt hình phạt cao nhất 10 - 20 năm tù.

Ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long đối diện khung hình phạt nào? - 1

Ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh (Ảnh: Tiến Tuấn).

Ông Nguyễn Thanh Long phải đối mặt với hình phạt cao nhất có thể tới 15 năm tù?

Như Dân trí đã đưa tin, chiều ngày 7/6 cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an đã tiến hành khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Thanh Long về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 3, điều 356 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. 

Theo Ts. Ls. Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong những tội danh thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng và chức vụ, hình phạt là rất nghiêm khắc. Tội danh này áp dụng với người có chức vụ quyền hạn, vì vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác mà làm trái công vụ gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước từ 10.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức, của cá nhân thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Khoản 3 quy định "Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm".

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm cho các cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Điều đặc biệt trong vụ án này là người bị khởi tố là Bộ trưởng Bộ Y tế - người đứng đầu ngành y tế có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức hoạt động khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh.

Theo quy định của pháp luật thì việc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Bởi vậy khi kết án, tòa án sẽ cân nhắc đến tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để có mức hình phạt phù hợp đủ để răn đe, giáo dục đối với các bị cáo, đồng thời để phòng ngừa chung cho xã hội.

Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi vụ lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác là hành vi nào, Hành vi phạm tội được thể hiện qua các chứng cứ nào. Yếu tố vụ lợi ở đây có bao gồm việc nhận tiền, tài sản từ công ty Việt Á hay không? Trong trường hợp có nhận tiền, tài sản thì đó là bao nhiêu tiền?

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy bị can đã nhận tiền, tài sản từ công ty Việt Á thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ nhận tiền tài sản này có sự thỏa thuận để thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền hay không. Trường hợp nhận tiền để thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền thì đây là hành vi nhận hối lộ, hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 354 bộ luật hình sự, trường hợp số tiền nhận hối lộ từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì hình phạt sẽ ở khung cao nhất là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Còn trường hợp người có chức vụ quyền hạn nhận tiền, lợi ích vật chất từ phía công ty Việt Á nhưng không có thỏa thuận thực hiện công việc theo yêu cầu của người đưa tiền thì hành vi không cấu thành tội nhận hối lộ mà đây là hành vi của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, số tiền, tài sản nhận được đó là yếu tố vụ lợi, toàn bộ số tiền tài sản này sẽ bị thu giữ.

Ngoài ra cơ quan tố tụng sẽ làm rõ hành vi của bị can có gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, của tổ chức, cá nhân hay không nếu có thì mức độ ra sao và đánh giá trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bị can trong vụ án có đồng phạm.

Bởi vậy trong quá trình điều tra vụ án này, cơ quan điều tra cũng sẽ tiến hành xác minh tài sản của bị can, tiến hành áp dụng các biện pháp ngăn chặn để phong tỏa, kê biên tài sản, đảm bảo thi hành án.

Mức án tối đa ông Chu Ngọc Anh có thể đối diện lên tới tới 20 năm tù?

Theo thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Chu Ngọc Anh đã bị  khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo quy định tại khoản 3, Điều 219 bộ luật hình sự.

Ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long đối diện khung hình phạt nào? - 2

Ông Chu Ngọc Anh (Ảnh: Tiến Tuấn).

Luật sư Quách Thành Lực, Công ty luật Pháp trị cho biết, với tội danh này, thì bị can phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 10 năm đến 20 năm tù. Cụ thể tội danh và hình phạt được bộ luật hình sự quy định như sau:

 Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí:

1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:

 a) Vì vụ lợi;

b) Có tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

 3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước chỉ cấu thành tội phạm nếu gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm, cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ hành vi của người đó đã vi phạm quy định cụ thể nào của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Tài sản được giao quản lý là tài sản nào, việc quản lý theo tiêu chuẩn chế độ định mức nào, hành vi phạm tội được thực hiện như thế nào, gây thiệt hại ra sao là những yếu tố quan trọng để xác định tội danh, làm cơ sở để quyết định mức hình phạt.

Đây là vụ án khiến dư luận rất bức xúc, bởi vậy mức hình phạt đối với các bị cáo trong vụ án này sẽ rất nghiêm khắc. Trong quá trình điều tra hai nguyên Bộ trưởng, cũng không loại trừ việc cơ quan điều tra sẽ tiếp tục khởi tố họ thêm tội danh khác nếu những dấu hiệu của tội danh đó được làm rõ.

Bài liên quan
Share:

Những câu hỏi lớn từ vụ Việt Á?

 T.Ư Đảng sẽ sớm họp để ra quyết định kỷ luật với ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Hà Nội, nguyên Bộ trưởng KH-CN; và ông Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Y tế. Song, vụ “thổi giá” kit xét nghiệm của Công ty Việt Á tới nay vẫn đặt ra nhiều câu hỏi lớn.

Tại phiên họp vào thứ bảy ngày 4.6 vừa qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quyết định đề nghị T.Ư Đảng kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND Hà Nội, nguyên Bộ trưởng KH-CN; và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long do những vi phạm liên quan tới vụ Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Riêng ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH-CN, đã bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư kỷ luật ở mức cảnh cáo; song vẫn bị Ban Bí thư quyết định khai trừ ra khỏi Đảng.

Những câu hỏi lớn từ vụ Việt Á - ảnh 1

Ông Chu Ngọc Anh (trái), ông Nguyễn Thanh Long

GIA HÂN - ĐẬU TIẾN ĐẠT

Theo quy định của T.Ư Đảng về thi hành kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, trong trường hợp Bộ Chính trị đề nghị T.Ư xem xét kỷ luật, mức kỷ luật là cách chức hoặc cao hơn là khai trừ ra khỏi Đảng.

800 tỉ đồng “bôi trơn”

Việc Bộ Chính trị đề nghị T.Ư Đảng kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long là diễn biến mới nhất của vụ án Công ty Việt Á kể từ khi Bộ Công an khởi tố vụ án vào ngày 18.12.2021.

Tới nay, sau gần 6 tháng mở rộng thanh tra, kiểm tra và điều tra của các cơ quan nội chính dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, 56 bị can đã bị khởi tố trong nhiều vụ án khác nhau tại nhiều cơ quan T.Ư và 13 địa phương. Hàng chục cán bộ ở nhiều cấp bị kỷ luật do sai phạm liên quan vụ án, trong đó có những cán bộ cấp cao như giám đốc, phó giám đốc Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), thứ trưởng và bộ trưởng các bộ KH-CN, Y tế nói trên.

Những câu hỏi lớn từ vụ Việt Á - ảnh 2

Kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á

TTXVN

Tuy nhiên, hậu quả của “quả bom” Việt Á sẽ chưa dừng lại. Theo lời khai của bị can Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á), từ tháng 3.2020 cho tới khi bị khởi tố, bắt tạm giam vào cuối năm 2021, Công ty Việt Á đã cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và đối tác ở 62/63 tỉnh, TP với doanh thu khoảng 4.000 tỉ đồng.

Quá trình kinh doanh và tiêu thụ kit xét nghiệm, lợi dụng tính chất cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm kit xét nghiệm thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt đã chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, TP sử dụng.

Những câu hỏi lớn từ vụ Việt Á - ảnh 3

Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Việt Á

T.H

Đồng thời, Phan Quốc Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách Công ty Việt Á sử dụng các pháp nhân trong hệ thống (công ty liên danh, công ty con) lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá... để hoàn thiện hồ sơ, ký hợp đồng, thanh quyết toán cho Công ty Việt Á theo giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.

Để các phi vụ trục lợi bất chính trót lọt, Công ty Việt Á chi đậm “hoa hồng” cho bên mua. Phan Quốc Việt khai đã chi “hoa hồng”, “lại quả” cho các đối tác lên tới 800 tỉ đồng, như ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc CDC Hải Dương 27 tỉ đồng; hay đối tác phân phối tại Bắc Giang hơn 44 tỉ đồng... 800 tỉ đồng ấy là con số “lại quả” lớn chưa từng thấy trong lịch sử tư pháp của VN, và những địa chỉ nơi số tiền bẩn này đổ vào vẫn còn lẩn khuất trong bóng tối.

“Việt Á là ai mà có quyền lực chi phối lớn đến vậy ?”

Quy mô của vụ án Việt Á chắc chắn không nằm ở phạm vi của 13 tỉnh, TP đã được đưa ra ánh sáng. Trên thực tế, nhiều cá nhân, đơn vị đã vào “tầm ngắm” của các cơ quan điều tra. Tại Bạc Liêu, Thanh tra tỉnh này đã chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra làm rõ 3 gói thầu mua sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế liên quan đến Công ty Việt Á, do CDC Bạc Liêu làm chủ đầu tư, có tổng giá trị hơn 23,7 tỉ đồng. Tại tỉnh Bình Phước, từ đầu năm 2022, Giám đốc CDC Nguyễn Văn Sáu thừa nhận có nhận “quà” của Công ty Việt Á. Sau đó, ông Sáu đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước cách tất cả chức vụ trong Đảng. Giám đốc Sở Y tế cách chức Giám đốc CDC của ông Sáu. Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an vẫn đang điều tra ông Sáu và 5 cán bộ khác…

Tuy nhiên, điều đáng nói là những sai phạm trong vụ án Công ty Việt Á diễn ra ở nhiều nơi, cả ở các cơ quan T.Ư, bộ, ngành lẫn nhiều địa phương theo cùng một cách thức. Tất cả dường như đều bị Công ty Việt Á chi phối để cùng “hiệp đồng” tham gia một “dự án” lớn từ việc nghiên cứu, sản xuất cho tới quảng bá và thương mại hóa kit xét nghiệm Covid-19 của công ty này. Tại phiên thảo luận của Quốc hội hồi tuần trước, ông Trần Quốc Tuấn, đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, đã nêu câu hỏi đầy nhức nhối: “Việt Á là ai mà có quyền lực chi phối lớn đến vậy?”.

Công ty Việt Á được thành lập từ năm 2007 với số vốn ban đầu khoảng 80 triệu đồng của 3 thành viên do Phan Quốc Việt (42 tuổi) là người sáng lập kiêm Tổng giám đốc. Việt Á có trụ sở chính tại TP.HCM và chi nhánh tại một số tỉnh, TP, với ngành nghề chính là cung cấp thiết bị, sinh phẩm y tế.

Từ đầu năm 2020, Công ty Việt Á phối hợp cùng Học viện Quân y thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019 (2019-nCoV)”. Đây được coi là nhiệm vụ quốc gia với sự đặt hàng của Bộ Y tế và Bộ KH-CN là cơ quan quản lý nhà nước đối với đề tài.

Nghiên cứu này đã tiêu tốn ngân sách quốc gia gần 19 tỉ đồng và tạo ra sản phẩm ứng dụng là kit xét nghiệm Covid-19. Trong khi việc chuyển giao ứng dụng cũng như việc đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học chưa được Bộ KH-CN, Bộ Y tế làm rõ, thì Công ty Việt Á đã tung sản phẩm ra thị trường với mức giá cao hơn nhiều so với thực tế.

Thực tế sau đó cho thấy, trụ sở chính của Công ty Việt Á chỉ là nơi mượn chỗ để đặt bảng hiệu công ty. Và ngay phòng sản xuất kit xét nghiệm Covid-19 để bán cho các đối tác trong cả nước chỉ rộng hơn 10 m2 với 10 nhân sự. Hệ thống thiết bị, máy móc chỉ là vài chiếc tủ cấp đông và vài chiếc máy tách chiết cũ…

Những câu hỏi lớn cần giải đáp thấu đáo

Câu hỏi đặt ra là điều gì đã khiến một công ty như vậy “vào” được hệ thống, trở thành đối tác phối hợp Học viện Quân y thực hiện đề tài khoa học cấp nhà nước cho một nhiệm vụ cấp bách, là tạo ra kit xét nghiệm cho công tác phòng chống dịch Covid-19? Điều gì khiến các bệnh viện, CDC, đối tác ở 62/63 tỉnh, thành răm rắp mua, rồi thông đồng với Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm để rút ruột ngân sách nhà nước, trục lợi bất chính?

Những câu hỏi lớn từ vụ Việt Á - ảnh 4

Và câu hỏi quan trọng hơn: Điều gì khiến các cán bộ, lãnh đạo ở nhiều địa phương, bộ ngành sẵn sàng “bán mình” cho Việt Á, trục lợi trên chính những khó khăn, mất mát của người dân và đồng bào mình? Điều gì khiến cán bộ vẫn tham nhũng, nhận hối lộ một cách ngang nhiên, trắng trợn khi “củi lửa vẫn đang phừng phừng”, “lò” chống tham nhũng vẫn đang nóng rực?

Con số 800 tỉ đồng “bôi trơn”, “lại quả” từ Việt Á có thể vẫn chưa phải là câu trả lời cuối cùng…

Share:

Cảnh đáng sợ "1.000 con rắn quấn nhau trong bể xi măng"

 Anh Phạm Phú Thanh ở TP Cần Thơ, làm nghề chính là thợ hồ, nhưng nhờ nuôi thêm rắn ri voi trong bể xi măng chỉ rộng khoảng 10m2 mà chàng trai này có thêm thu nhập cả trăm triệu đồng/năm.

Xem clip: 


Anh Phạm Phú Thanh (27 tuổi), sinh ra trong gia đình nông dân ở xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Lớn lên, chàng trai này sinh nhai bằng nghề thợ hồ, cuộc sống khá chật vật. 

Năm 2014, Thanh thấy anh em cùng làm thợ hồ nuôi rắn ri voi rất thành công, anh bàn bạc với gia đình, quyết định bỏ ra 5 triệu đồng mua 100 con rắn ri voi giống về nuôi. Loài rắn này hiền, không có nọc độc, giá thị trường luôn cao.

Do là thợ hồ nên việc xây bể nuôi rắn với anh Thanh khá dễ dàng. Bể nuôi rắn của anh ban đầu rộng khoảng 8m2. 

“Tiền công làm thợ hồ 8 năm trước của tôi chỉ 200.000 đồng/ngày, bởi vậy khi bỏ ra 5 triệu đồng mua rắn ri voi giống chỉ bằng ngón tay về nuôi tôi cũng e dè. May mắn, rắn phát triển tốt, lớn nhanh”, anh Thanh kể lại. 

Anh Phạm Phú Thanh ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ nuôi rắn ri voi trong bể xi măng
Những con rắn bố mẹ trong giai đoạn sinh sản

Sau 2 năm chăm sóc, rắn ri voi bắt đầu sinh sản, anh Thanh bán lứa đầu tiên. Đến nay, anh có 100 con rắn bố mẹ, mỗi con nặng từ 4-6kg. Hằng năm, chúng đẻ gần 2.000 rắn con. Với rắn con, anh Thanh xây bể rộng khoảng 2m2 để nuôi. Tổng diện tích nuôi rắn bố mẹ và rắn con của anh Thanh là 10m2. 

“Rắn giống từ 15 đến 30 ngày tuổi, tôi mới xuất bán với giá 90.000 đồng/con. Năm trước tôi bán hơn 1.000 con rắn con, dự kiến năm nay bán từ 1.400-1.600 con”, anh Thanh chia. Người mua rắn giống của anh ở khắp các tỉnh miền Tây. 

Theo anh Thanh, rắn ri voi là loài dễ nuôi, nhàn công chăm sóc. Để rắn phát triển nhanh, anh Thanh cho ăn thức ăn công nghiệp, sau đó mới bắt cá cho rắn ăn. Đây là cách để rắn lớn nhanh. Ngoài việc cho ăn cá trê, anh Thanh cũng thường xuyên thay nước, vệ sinh bể nuôi rắn. 

Nuôi rắn trong bể xi măng, anh dễ theo dõi được tập tính sinh hoạt của rắn và quan sát chất lượng nước. Nếu con nào bệnh thì bắt ra ngoài để trị. Trong bể, anh để dây nilon để rắn trốn bên dưới. “Lâu lâu có con rắn ri voi bị nấm da thì anh bắt ra ngoài, pha thuốc ngâm; sau đó rắn thay da là hết”, anh  kể.

Rắn ri voi sinh sản từ tháng 4-6 âm lịch, mỗi lứa rắn mẹ đẻ từ 25-30 con. “Ngoài lương từ thợ hồ, thì nuôi rắn ri voi tôi có thêm thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm”, anh Thanh bật mí. 

Hàng nghìn con rắn ri voi con mới sinh sản được anh Thanh nuôi trong bể riêng
Rắn ri voi con được anh Thanh bán với giá 90.000 đồng/con
Mỗi năm anh Thanh xuất bán hàng nghìn con rắn giống
Nhờ nuôi rắn ri voi, anh Thanh có thu nhập 100 triệu đồng/năm



Share:

Popular Posts

Online

Fanpage [+18 ]

Blog Archive

Recent Posts

Unordered List

  • Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit.
  • Aliquam tincidunt mauris eu risus.
  • Vestibulum auctor dapibus neque.

Pages

Theme Support

Need our help to upload or customize this blogger template? Contact me with details about the theme customization you need.